Liên quan đến việc khắc phục hậu quả sau sự cố hai tàu chở hàng quốc tịch Panama và Trung Quốc va chạm trên sông Lòng Tàu ngày 25/4/2025. Căn cứ tình hình thực tế, Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ vừa kiến nghị Sở Tài nguyên và Nông nghiệp, Sở Tư pháp thành phố thẩm định dự thảo Kế hoạch làm sạch bờ biển và Hợp đồng ứng phó sự cố tràn dầu của chủ tàu.
![]() |
Hiện trường vụ va chạm giữa hai tàu chở hàng trên sông Lòng Tàu. |
Do chủ thể phương tiện gây ra sự cố tràn dầu thuộc đơn vị quốc tế, đề nghị Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo các sở ngành liên quan, căn cứ quy định pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên. Từ đó xác định cơ chế phối hợp cùng ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu, giảm thiểu tối đa thiệt hại cho môi trường.

Thành phố Hồ Chí Minh: Hành trình phát triển đô thị hiện đại, văn minh
Sau 15 ngày xảy ra sự cố va chạm giữa hai tàu chở hàng trên sông Lòng Tàu, tuy không gây thương vong và thiệt hại về hàng hóa nhưng vết dầu đã lan rộng ra hơn 30 hecta diện tích rừng ngập mặn tại huyện Cần Giờ.
![]() |
Vết dầu lan bám vào rễ cây đước, cây mắm rừng ngập mặn Cần Giờ. |
![]() |
Lực lượng chức năng tiếp tục nỗ lực xử lý môi trường sau sự cố tràn dầu. |
Ghi nhận tại một số khu vực cho thấy vết dầu lan đến các lồng bè nuôi thủy sản của bà con ngư dân.
Nhận định việc khắc phục sự cố tràn dầu, xử lý ô nhiễm môi trường còn kéo dài, Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ tiếp tục kiến nghị Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có phương án hướng dẫn tiếp theo. Vì theo quy định sau ngày 1/7/2025, Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ sẽ kết thúc nhiệm vụ cấp huyện.
![]() |
Mũi tàu chở hàng bị biến dạng sau va chạm. |
![]() |
Vỏ tàu hàng SURABAYA (Panama) bị đâm thủng. |
Trước đó ngay khi xảy ra vụ tai nạn va chạm giữa hai tàu chở hàng, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành phương án chi tiết xử lý sự cố tràn dầu. Mục tiêu giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực đến môi trường, sức khoẻ con người và các hoạt động kinh tế-xã hội do sự cố tràn dầu gây ra; kiểm soát và thu hồi dầu tràn nhanh chóng, hiệu quả; phục hồi môi trường bị ô nhiễm do dầu tràn. Bên cạnh đó, đánh giá lại thiệt hại và đề xuất phương án bồi thường, hỗ trợ ngư dân bị ảnh hưởng.