Tìm kiếm từ khóa

42 KẾT QUẢ ĐƯỢC TÌM THẤY

Khách du lịch tham quan Hoàng thành Thăng Long về đêm.

Phát huy giá trị, bản sắc văn hóa mỗi vùng miền

Những năm gần đây, du lịch văn hóa đang trở thành xu hướng, vừa giúp du khách có được những trải nghiệm thú vị vừa góp phần gìn giữ, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa mỗi vùng miền. Nắm bắt được xu hướng này, nhiều địa phương đã xây dựng và phát triển được các sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo, giàu màu sắc bản địa, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Quần thể kiến trúc chỉ một gam mầu trắng thuần khiết gây ấn tượng độc-lạ với mọi du khách.

NGÔI CHÙA TRẮNG GIỮA XỨ SỞ CHÙA VÀNG

Trong bạt ngàn sắc vàng vương giả làm nên vẻ lộng lẫy của những ngôi chùa Thái Lan, Wat Rong Khun (được biết đến nhiều nhất với cái tên Chùa Trắng) nổi bật nhờ mầu trắng tinh khôi, in đậm dấu ấn của trường phái siêu thực, nhờ hơi hướng nghệ thuật đương đại hòa trộn cùng tinh hoa nghệ thuật truyền thống để trở thành một công trình kiến trúc ấn tượng.
Không gian trưng bày áo dài bên trong cung An Định, Huế.

Khai mạc không gian trưng bày áo dài tại cung An Định, Huế

Địa điểm cung An Định, Huế được chọn để tổ chức không gian trưng bày áo dài và một số đặc sản của Huế, nhằm giới thiệu, nhận diện về Huế xưa. Không gian trưng bày đặt trong một bối cảnh cung điện có sự giao thoa giữa văn minh Đông-Tây, với mong muốn giúp du khách và cộng đồng hiểu rõ hơn những giá trị của di sản truyền thống.
Triển lãm Nghệ thuật Trúc chỉ Việt Nam khai mạc chiều tối 14/7, tại Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng. (Ảnh: ANH ĐÀO)

Độc đáo triển lãm nghệ thuật Trúc chỉ Việt Nam

Triển lãm Nghệ thuật Trúc chỉ Việt Nam với tên gọi “Năng” chính thức khai mạc chiều tối 14/7, tại Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng. Sự kiện này nằm trong chuỗi triển lãm Kỷ niệm 10 năm hành trình nghiên cứu, phát triển của nghệ thuật Trúc chỉ Việt Nam. Đây là lần thứ 2 Trúc chỉ đến với công chúng thành phố Đà Nẵng.
Một buổi ra mắt sách nghệ thuật của dịch giả Trịnh Lữ.

Cuộc “thoát kén” của một dòng sách (Kỳ 1)

Vào năm 2018, việc Công ty cổ phần sách Omega Việt Nam (Omega Plus) ra mắt ấn bản tiếng Việt cuốn “Leonardo da Vinci” của Walter Isaacson (Nguyễn Thị Phương Lan dịch, Phạm Diệu Hương hiệu đính) với giá bìa 789.000 đồng đã tạo ra một sự kiện. Hai năm sau, đơn vị làm sách này tiếp tục “xô đổ” kỷ lục trên với ấn bản “Câu chuyện nghệ thuật” của E. H. Gombrick (Lưu Bích Ngọc dịch), giá bìa là 999.000 đồng. Cả hai tác phẩm này đều đã tái bản. Trong đó, “Câu chuyện nghệ thuật” tái bản chỉ sau hai tháng phát hành. Còn “Leonardo da Vinci” đã cán mốc 10.000 bản, thậm chí có thời điểm không có sách để bán. Đó là những dấu mốc của một dòng sách chuyên biệt đang dần tìm vị thế trong thị trường.
Tiết mục biểu diễn nghệ thuật sử dụng nón lá Huế làm đạo cụ.

Giữ gìn thương hiệu nón lá Huế

Nón lá Huế là một trong những sản phẩm đặc sắc của các làng nghề truyền thống, thể hiện được nét đẹp của cả một vùng văn hóa Huế. Ðể bảo tồn và phát triển, tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang đưa ra, nhiều giải pháp mang tính sáng tạo để vừa phát triển thương hiệu cho làng nghề nhưng vẫn bảo tồn được nghề làm nón thủ công, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống trong thời kỳ hội nhập.
Sẵn sàng cho những cuộc phiêu lưu của sáng tạo

Sẵn sàng cho những cuộc phiêu lưu của sáng tạo

10 năm kể từ khi bắt đầu với dự án nghệ thuật Trúc chỉ, họa sĩ Phan Hải Bằng và cộng sự đã đưa nghệ thuật với giấy này trở nên phổ biến trong đời sống văn hóa nghệ thuật Việt Nam: Có nhiều nghệ sĩ trẻ hơn đồng hành sáng tạo, tham dự những sự kiện, cuộc thi nghệ thuật lớn ở trong và ngoài nước; đóng góp vào sự đa dạng của các hình thức ứng dụng nghệ thuật trong đời sống đương đại. Anh trò chuyện cùng chúng tôi về Trúc chỉ và Ngẫu liên, những biểu trưng nghệ thuật gắn liền với tên tuổi của anh.
Bức ảnh Cầu Hiền Lương trên Bảo tàng số Google Arts&Culture.

Sắc màu di sản miền trung ấn tượng trên Bảo tàng số Goolge Arts & Culture

Ngắm di sản miền trung tại 35 triển lãm với hơn 1.400 bức ảnh hay lựa chọn chiêm ngưỡng vẻ đẹp di sản miền trung theo chủ đề sắc màu trên Bảo tàng số Google Arts & Culture, bạn đều có thể cảm nhận được vẻ đẹp bất tận về thiên nhiên, con người, văn hóa và ẩm thực của vùng đất nắng gió, giàu truyền thống. 

Ra mắt sách “Nghê Việt tinh tuyển”.

Biết thêm “Nghê Việt tinh tuyển”

Ngày 15-11, tại Hà Nội, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức ra mắt cuốn sách “Nghê Việt tinh tuyển” do TS Trần Hậu Yên Thế (Đại học Mỹ thuật) chủ biên. Công chúng còn được tham gia nhiều trải nghiệm với hình tượng Nghê và chiêm ngưỡng những tác phẩm ứng dụng hình tượng Nghê trong đời sống đương đại.

Mỹ thuật ứng dụng Việt Nam đang rất thiếu vắng những mẫu sáng tạo của các nhà thiết kế trong nước.

Bẻ lái tư duy sáng tạo

Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc lần thứ tư (2014-2019) đang diễn ra tại Bảo tàng Hà Nội đã mang đến cho người xem một cách nhìn khác về mỹ thuật ứng dụng, thật sự cuốn hút công chúng không chỉ bởi ấn tượng thị giác mà còn là tính ứng dụng cao, đáp ứng nhu cầu cuộc sống ở các tác phẩm trưng bày. Vậy nhưng, thực tế vẫn gợi nên những băn khoăn về con đường khẳng định chỗ đứng lâu bền của mỹ thuật ứng dụng trong đời sống.

Biểu diễn nghệ thuật trong không gian Trúc chỉ.

Nghệ thuật giấy Trúc chỉ và hành trình xây dựng một giá trị Việt

Lấy cảm hứng từ nghề giấy dó thủ công truyền thống, sử dụng hầu hết các nguyên liệu xơ sợi sẵn có với ý niệm phát triển nghệ thuật tính cho giấy, kết hợp và vận dụng các nguyên lý kỹ thuật của nghệ thuật đồ họa và nghề giấy trong nhiều năm, họa sĩ Phan Hải Bằng, giảng viên Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế cùng các cộng sự đã tạo ra Trúc chỉ với tư cách là một nghệ thuật giấy mới của Việt Nam, tiếp biến các giá trị truyền thống trong bối cảnh đương đại.
Phát huy bản sắc văn hóa trong kiến trúc

Phát huy bản sắc văn hóa trong kiến trúc

Việc ban hành Luật Kiến trúc 2019 không chỉ giúp tăng cường công tác quản lý dưới dạng văn bản pháp luật cao nhất mà còn định hướng phát triển kinh tế, xã hội, góp phần định hướng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc. KTS Phạm Thanh Tùng (trong ảnh), Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam chia sẻ với Thời Nay.

Một tiết mục trong chương trình Overseas.

Nơi gặp gỡ của nghệ thuật truyền thống và đương đại

Những ngày giữa tháng 5, với sự hỗ trợ của Viện Pháp tại Việt Nam và Phái đoàn Liên hiệp châu Âu, công chúng Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã có dịp thưởng thức đêm trình diễn đa nghệ thuật đặc biệt trong khuôn khổ Ngày châu Âu 2019 mang tên Overseas. Ở đó, cảm xúc người xem có dịp thăng hoa trong không gian giao thoa tinh tế giữa nghệ thuật truyền thống và đương đại.

Biểu diễn nghề làm nón Huế tại Festival nghề truyền thống Huế.

Nét tài hoa xứ Huế

Sau bảy lần tổ chức theo định kỳ hai năm một lần, Festival nghề truyền thống Huế đã góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của các nghề, làng nghề truyền thống ở tỉnh Thừa Thiên - Huế, thể hiện được nét tài hoa của các nghệ nhân đất cố đô. Qua đó, thúc đẩy kinh tế địa phương ngày càng phát triển và từng bước định hình, khẳng định thương hiệu thành phố festival của Huế.

Nếu đi đến tận cùng, với niềm say mê lớn...

Nếu đi đến tận cùng, với niềm say mê lớn...

Lần đầu tham dự ngay khi vừa tốt nghiệp đại học, Đặng Thị Bích Ngọc đã giành giải GDUSA (Graphic Design USA - 2017), một giải thưởng thiết kế đồ họa uy tín của Mỹ. Điều bất ngờ là thiết kế đạt giải của Ngọc được làm với nghệ thuật Trúc chỉ - một bộ môn nghệ thuật kết hợp giữa quy trình làm giấy thủ công và các nguyên lý của nghệ thuật đồ họa, mới được hình thành ở Huế, và nội dung giới thiệu về vở tuồng San Hậu (Sơn Hậu) trứ danh trong kho tàng nghệ thuật kịch hát dân tộc Việt Nam.

Chùm tranh Sa Pa của họa sĩ Bùi Mai Hiên.

Những gương mặt trong triển lãm “Sắc màu”

NDĐT - Từ ngày 30-10 đến 7-11, triển lãm mỹ thuật mang tên “Sắc màu”, hội tụ 15 nữ họa sĩ ba miền bắc – trung - nam sẽ diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (Hà Nội). Các nữ họa sĩ dự triển lãm lần này đều là những gương mặt dám dấn thân, vẽ tranh bằng đam mê và tình yêu. Họ đều có chung quan điểm hãy cống hiến hết mình, một lúc nào đó, nghệ thuật sẽ trao cho người họa sĩ phần thưởng xứng đáng.

Hội thảo “Doanh nhân với Truyện Kiều - Truyện Kiều với doanh nhân”

Ngày 30-9, tại Hà Nội, Hội Kiều học Việt Nam phối hợp Tổng Công ty Hanvico tổ chức Hội thảo "Doanh nhân với Truyện Kiều - Truyện Kiều với doanh nhân". Đây là sự kiện kỷ niệm 197 năm Ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du (1820-2017), qua đó mở ra vấn đề nghiên cứu mới về những giá trị của Truyện Kiều đối với đời sống xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh.

Giữ lại những ngôi đình đang mờ trôi

Giữ lại những ngôi đình đang mờ trôi

“Hình ảnh ngôi đình mờ trôi vào dĩ vãng, chậm hơn ít nhiều so với hình ảnh xóm làng từng ôm ấp chúng”, GS,TS,KTS Hoàng Đạo Kính đã viết trong lời tựa cuốn sách “Kiến trúc đình làng Việt qua tư liệu Viện bảo tồn di tích” tập 1 (ảnh dưới) vừa ra mắt. Nguồn tư liệu gốc phong phú này lần đầu được đưa ra một cách tương đối tổng quát.

back to top