Nhiều doanh nghiệp “lúng túng” trong việc chứng minh tính xanh của dự án khi tiếp cận nguồn vốn ưu đãi. (Ảnh: MINH PHƯƠNG)

Gỡ nút thắt về danh mục phân loại xanh để khơi thông dòng vốn tín dụng bền vững

Tín dụng xanh đang được kỳ vọng là dòng vốn chủ lực thúc đẩy tăng trưởng bền vững tại Việt Nam. Tuy nhiên, việc thiếu Danh mục phân loại xanh quốc gia đã trở thành một trong những rào cản lớn nhất, gây khó khăn cho cả doanh nghiệp, ngân hàng và cơ quan quản lý trong quá trình triển khai thực tế.
Toàn cảnh cuộc tọa đàm.

Tạo lập khuôn khổ pháp lý đồng bộ về xử lý nợ xấu

Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng chính thức hết hiệu lực kể từ ngày 1/1/2024. Trong khi đó, một số quy định cốt lõi chưa được luật hóa trong Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi năm 2024. Theo phản ánh của các tổ chức tín dụng, khoảng trống pháp lý này đang gây nhiều trở ngại trong xử lý nợ xấu, làm gián đoạn dòng chảy tín dụng và ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn của người dân, doanh nghiệp.
SHB triển khai gói tín dụng ưu đãi 16.000 tỷ đồng phục vụ nhu cầu mua nhà của khách hàng.

Các ngân hàng đồng loạt hạ lãi suất tiền gửi

Sau khi Ngân hàng Nhà nước quán triệt và chỉ đạo toàn hệ thống tổ chức tín dụng triển khai các giải pháp ổn định lãi suất tiền gửi, giảm lãi suất cho vay theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các tổ chức tín dụng đã đồng loạt điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi; đồng thời, đưa ra nhiều chương trình tín dụng ưu đãi với lãi suất hợp lý.
Agribank ưu tiên nguồn vốn tài trợ các dự án “xanh hóa dệt may”. (Ảnh Thủy Anh)

Xanh hóa dòng vốn ngân hàng

Từ năm 2017 đến nay, thị trường tín dụng xanh đã có tốc độ phát triển hơn 20%/năm, cao hơn hẳn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế. Năm 2025, với mục tiêu tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống 16%, các sản phẩm, dịch vụ liên quan lĩnh vực kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, các dự án xanh, năng lượng tái tạo hay công nghệ sạch,… được dự báo nhiều khả năng sẽ được các ngân hàng thương mại “tung” ra cho vay ngay từ các tháng đầu năm.
Lễ công bố quyết định chuyển giao bắt buộc ngân hàng.

Chính thức chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank và DongA Bank cho HDBank

Ngày 17/1, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Lễ công bố Quyết định chuyển giao bắt buộc Ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu (GPBank) cho Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng (VPBank) và Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á (DongA Bank) cho Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh (HDBank).
Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của bão số 3

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư số 53/2024/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3, ngập lụt, lũ, sạt lở đất sau bão số 3.
Quang cảnh hội thảo.

Xây dựng, quản lý các tập đoàn tài chính phát triển thịnh vượng và bền vững

Thực tế cho thấy, tại Việt Nam hiện nay, các ngân hàng đang đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các tập đoàn tài chính quy mô lớn, hoạt động trong nhiều lĩnh vực, từ chứng khoán, bảo hiểm, quản lý quỹ đến sản xuất, thương mại, dịch vụ, bất động sản… có ảnh hưởng lớn đến sự ổn định và phát triển của nền kinh tế quốc dân.
Quang cảnh hội thảo.

Ngân hàng tiên phong đi đầu trong thực thi ESG

Thời gian qua, ngành ngân hàng tiên phong đi đầu trong việc áp dụng các tiêu chuẩn ESG (môi trường, xã hội và quản trị). Các tổ chức tín dụng đã tăng cường quản lý rủi ro về môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng, dư nợ tín dụng được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội đạt 3,28 triệu tỷ đồng, chiếm hơn 22,33% trên tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế, tăng 15,62% so cuối năm 2023.
Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của bão Yagi

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Chỉ thị số 04/CT-NHNN ngày 25/9/2024 về các giải pháp của ngành ngân hàng nhằm góp phần hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi) khôi phục và thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế.
Đoàn công tác đã tới thăm, chia sẻ và động viên đối với một số hộ dân nuôi trồng thuỷ sản tại thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3.

Kịp thời gỡ khó cho khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Theo báo cáo nhanh của lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng, 100% chi nhánh ngân hàng trên địa bàn đều bị ảnh hưởng của bão. Các ngân hàng cũng đã chủ động rà soát và tổng hợp thiệt hại của khách hàng đang vay vốn để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng.
Quang cảnh buổi tọa đàm.

Tiếp sức sản phẩm OCOP vươn xa

Tính đến tháng 5/2024, cả nước có 12.758 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên và 6.957 chủ thể OCOP. Tại nhiều địa phương, Chương trình OCOP đã tác động tích cực đến phát triển kinh tế nông thôn, khơi dậy tiềm năng đất đai, sản vật và giá trị văn hóa vùng miền. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, việc phát triển sản phẩm OCOP vẫn còn nhiều điểm hạn chế, chưa thực sự bảo đảm tính bền vững.
Nhiều tổ chức tín dụng đã hoặc dự kiến tăng nhẹ lãi suất huy động.

Dự báo lãi suất cho vay tiếp tục giảm

Theo kết quả điều tra “Xu hướng kinh doanh của các tổ chức tín dụng quý III/2024” vừa được Vụ Dự báo, Thống kê (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) công bố, nhiều tổ chức tín dụng đã hoặc dự kiến tăng nhẹ lãi suất huy động, tuy nhiên, tính chung cả năm 2024 vẫn dự kiến giảm nhẹ lãi suất huy động so với cuối năm ngoái, trong khi dự kiến giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.
Người dân giao dịch tại chi nhánh Ngân hàng Agribank.

Tìm cách đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng

Theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, hết quý II/2024, tăng trưởng tín dụng đạt 5-6%, cả năm đạt 15-16% theo mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó, tăng trưởng tín dụng vẫn phải kiểm soát rủi ro, bảo đảm an toàn hệ thống, không những tập trung vào các động lực tăng trưởng kinh tế, mà còn phải đáp ứng các xu hướng mới như tín dụng xanh, đồng hành cùng quá trình cam kết tiến đến Net zero vào năm 2050.