Nghị quyết số 57-NQ/TW là cơ hội với đội ngũ trí thức khoa học công nghệ. Các chuyên gia cũng cho rằng cần tạo hành lang pháp lý thông thoáng để trí thức cống hiến, sáng tạo.
Trong bối cảnh toàn cầu đang hướng tới phát triển bền vững, chuyển đổi xanh không còn là lựa chọn mà trở thành yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp vẫn e ngại đầu tư vào chuyển đổi xanh vì lo ngại chi phí lớn và hiệu quả không rõ ràng. Nếu tiếp tục nhìn nhận hành trình này như một “gánh nặng”, họ sẽ bỏ lỡ cơ hội phát triển bền vững trong nền kinh tế toàn cầu đang chuyển dịch mạnh mẽ theo tiêu chuẩn xanh.
Tại Diễn đàn thường niên của Hội đồng Kinh tế-Xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC) về tài trợ cho phát triển vừa diễn ra tại Mỹ, các chuyên gia cảnh báo, thế giới đang thiếu khoảng 4.000 tỷ USD mỗi năm để đưa các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) cán đích đúng hạn vào năm 2030.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã cam kết 24,3 tỷ USD từ nguồn vốn của mình trong năm 2024, cùng với 14,9 tỷ USD đồng tài trợ từ hợp tác với các đối tác, để giúp châu Á và Thái Bình Dương giải quyết một loạt những thách thức phát triển.
Theo Thứ trưởng Nội vụ Nguyễn Thị Hà, doanh nghiệp nào thực hiện tốt các tiêu chuẩn ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị) sẽ có lợi thế cạnh tranh, thu hút đầu tư và tạo dựng được uy tín bền vững.
Từ ngày 14 đến 17/4/2025, Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội đã trở thành tâm điểm của sự chú ý toàn cầu khi đăng cai thành công Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng Xanh và Mục tiêu Toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ tư.
Chiều 18/4, Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED Communication) phối hợp Tổ chức phi lợi nhuận Visible Impact (Đức), đã tổ chức hội thảo trực tuyến về ESG Marcom. Đây là sự kiện bên lề hoạt động của giải thưởng Marketing cho phát triển bền vững “Marketing for Development” (M4DA) lần thứ 4.
Nhận thức giáo dục có vai trò trung tâm trong quá trình chuyển đổi xanh và thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết Việt Nam đã và đang triển khai đồng bộ nhiều chính sách lớn về giáo dục, đào tạo nhằm chuẩn bị cho một nền kinh tế xanh và số.
Chia sẻ bên lề giữa các nhà lãnh đạo với doanh nghiệp về hợp tác công-tư vì tương lai xanh và bền vững, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G) Hà Nội 2025 tổ chức trưa 17/4/2025, Thứ trưởng Tài chính Trần Quốc Phương nhấn mạnh: Hợp tác công-tư không chỉ là lựa chọn, mà đã trở thành xu thế tất yếu để huy động nguồn lực thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững trong bối cảnh nhiều thách thức hiện hữu.
Để giải quyết các thách thức chung về chống biến đổi khí hậu, phát triển bền vững và tăng trưởng xanh, hợp tác công-tư được xem là chìa khóa cùng với tăng cường ứng dụng đổi mới sáng tạo và thúc đẩy các sáng kiến phát triển bền vững.
Trong kỷ nguyên của trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ đang không chỉ là công cụ, mà còn là “trợ thủ” đắc lực, tạo nên những bước ngoặt trong hành trình hướng đến phát triển xanh và bền vững. Câu chuyện về những sáng kiến đột phá đang được chia sẻ tại Hội nghị Thượng đỉnh P4G 2025 là minh chứng rõ ràng rằng: Khi được áp dụng đúng cách, công nghệ có thể thay đổi cả "cuộc chơi".
Dòng chảy tín dụng chính sách giữa vùng đất đỏ bazan không chỉ phủ kín địa bàn rộng lớn hơn 15 nghìn km2, mà còn về tận buôn làng, đến với 100% hộ nghèo, gia đình đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn. Hiệu quả của nguồn vốn tín dụng chính sách đang khiến diện mạo Gia Lai đổi thay từng ngày.
Chiều 16/4, Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư đã chính khai mạc tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Tô Lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu tại hội nghị.
Những thông điệp mạnh mẽ, cấp thiết kêu gọi hợp tác, đầu tư và cùng hành động cho mục tiêu chuyển đổi xanh bền vững và bao trùm đã được lãnh đạo các nước và các chuyên gia quốc tế đưa ra tại phiên khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G).
Sáng 16/4, tại Hà Nội, Diễn đàn Đối thoại chính sách với chủ đề “Khuyến khích đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực chuyển đổi xanh” do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì nhằm tạo diễn đàn đối thoại cởi mở giữa cơ quan quản lý, khu vực tư nhân và các tổ chức hỗ trợ, cùng nhau xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo phục vụ mục tiêu chuyển đổi xanh và phát triển bền vững tại Việt Nam.
Tại buổi tiếp và làm việc với Phó Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) Scott Morris, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh việc ADB là đối tác phát triển quan trọng hàng đầu, luôn đồng hành cùng Việt Nam trong các lĩnh vực then chốt như hạ tầng, năng lượng, giáo dục, y tế, phát triển đô thị và gần đây là tăng trưởng xanh, ứng phó biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.
Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ 4 với chủ đề “Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm” sẽ được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 14-17/4/2025. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa của việc Việt Nam đăng cai tổ chức hội nghị.
Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) phối hợp Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) vừa chính thức trao tặng 100.000 cây quế cho bà con xã Pá Lau, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, sau hơn ba tháng phát động gây quỹ.
Ngày 11/4, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng tới dự và chủ trì Diễn đàn Hợp tác xã quốc gia với chủ đề "Chuyển đổi sản xuất xanh cho phát triển bền vững". Sự kiện do Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp Tạp chí Kinh doanh tổ chức. Diễn đàn nằm trong Tháng hành động Hợp tác xã năm 2025.
Công ty Airbus Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm truyền thông Tài nguyên và Môi trường (CNREC) thuộc Bộ Nông nghiệp và Môi trường, thực hiện Đề án Quốc gia “Trồng 1 tỷ cây xanh” nhằm phục hồi hệ sinh thái của Việt Nam cũng như ứng phó với biến đổi khí hậu.
Nhân chuyến viếng thăm của Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde, Đại sứ quán Bỉ tại Việt Nam tổ chức “Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới”. Sự kiện nhằm nhấn mạnh vị thế và ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết, Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) đã lựa chọn, hỗ trợ, thúc đẩy các giải pháp sáng tạo phục vụ chuyển đổi xanh và phát triển bền vững của các start-up Việt Nam.
Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định, thông qua cơ chế Ủy ban liên Chính phủ, Việt Nam và Belarus sẽ tiếp tục làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, nhất là hợp tác kinh tế-thương mại và khoa học-kỹ thuật.
Ngày 1/4, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Nam Định tổ chức Lễ phát động Tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2025 và thả 1 triệu con giống thủy sản các loại xuống sông Hồng nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.
Nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 50 năm giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975-31/3/2025), sáng 31/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định tổ chức hội thảo với chủ đề “Liên kết phát triển sản phẩm du lịch Bình Định và kết nối sản phẩm du lịch đường sắt Đà Nẵng, Khánh Hòa”.
Những năm gần đây, sản phẩm làng nghề, đặc biệt là thủ công mỹ nghệ của Hà Nội, ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường trong nước và quốc tế. Các sản phẩm OCOP đạt 4 - 5 sao, góp phần xây dựng thương hiệu cho làng nghề, tạo nền tảng phát triển bền vững.
Sáng 29/3, tại thành phố Đồng Hới, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình tổ chức hội nghị gặp mặt, đối thoại với lãnh đạo 200 doanh nghiệp, nhà đầu tư nhằm lắng nghe ý kiến, gợi mở của các doanh nghiệp và giải quyết, tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư, qua đó thúc đẩy phát triển sản xuất.
Chuyển đổi xanh không chỉ là trách nhiệm mà còn là cơ hội để nâng cao uy tín của doanh nghiệp, khi việc đáp ứng các nền tảng và thể chế mới về sản xuất xanh-sạch sẽ tạo lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp cam kết thực hiện.