Tối 26/2, Đài Tiếng nói Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (VOH) phối hợp với Sở Y tế tổ chức, Gonsa đồng hành, trao giải Thành tựu Y khoa Việt Nam lần thứ 5 với chủ đề “Y tế thông minh”.
Nếu như những bệnh viện Bạch Mai, Hữu nghị Việt Ðức, Trung ương Huế… đã khẳng định được "thương hiệu", thì những năm gần đây, nhiều bệnh viện đã bứt phá cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như đội ngũ nhân lực, làm chủ kỹ thuật cao trong y học.
Chỉ trong năm 2024, ba người đang trong giai đoạn cuối của các bệnh lý phổi mạn tính đã được tái sinh, là thành tựu của bao tâm sức, quyết tâm và cân não của đội ngũ thầy thuốc. Trong đó, tư lệnh của các ca ghép phổi đã cùng đồng đội ở tuyến đầu trải qua những cuộc chiến vô cùng cam go, thách thức để mạch ngầm sự sống thật sự hồi sinh trong lồng ngực người bệnh.
Chương trình nghệ thuật chính luận Giai điệu tự hào không chỉ là một đêm nhạc tri ân, mà còn là dịp để khơi dậy lòng yêu nghề, truyền lửa đam mê cho các thế hệ cán bộ y tế. Những câu chuyện, những giai điệu trong chương trình sẽ tiếp tục lan tỏa, truyền cảm hứng và hun đúc tinh thần trách nhiệm của những người mang sứ mệnh chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức kỳ vọng, năm 2025, mỗi tuần bệnh viện sẽ có thêm một ca chết não hiến tạng để có hàng trăm người được hồi sinh một năm. Sẽ có thêm nhiều kỹ thuật mới được đưa vào thường quy như ghép khí quản, chia lá gan để ghép cho nhiều người bệnh, ghép tụy...
Với "Tư duy mới, cách làm mới”, năm 2024, Đảng ủy Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã có nhiều định hướng quan trọng như thành lập Hội đồng Tư vấn phát triển bệnh viện, thay đổi mô hình quản lý, thúc đẩy sự tự chủ của các đơn vị và tự giác của cá nhân. Nhờ đó, bệnh viện đã có nhiều bước chuyển mình để tiếp tục tập trung vào một số kỹ thuật mũi nhọn, nâng tầm bệnh viện là một trong 6 bệnh viện ngang tầm quốc tế theo Quyết định của Chính phủ.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những quan điểm cụ thể về đạo đức của người Thầy thuốc Việt Nam. Người cho rằng, cán bộ y tế cần phải thương yêu người bệnh như anh em ruột thịt, tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân và nhấn mạnh: Lương y phải kiêm từ mẫu. Sau gần 70 năm, thấm nhuần lời dạy đó, các y bác sĩ luôn nỗ lực cố gắng và đã tạo nên những phép màu có thật. Qua đó, gây dựng và củng cố thêm niềm tin về y đức với nhân dân.
Trong giai đoạn nóng bỏng và áp lực triển khai nghiên cứu thử nghiệm vaccine ARCT154, PGS, TS Phạm Thị Vân Anh nhận nhiệm vụ khẩn cấp từ lãnh đạo Bộ Y tế và nhà trường, tiếp tục thử nghiệm một vaccine phòng Covid-19 khác: vaccine được phát triển bởi công ty Shionogi Nhật Bản. Nhân lực mỏng, áp lực khắt khe về kỹ thuật của các dự án ngoại giao vaccine, phải chăm sóc sức khỏe cho hàng nghìn đối tượng tình nguyện, các nhà khoa học của Trung tâm Dược lý lâm sàng, Đại học Y Hà Nội như ngồi trên “chảo lửa”.
Với phương châm tiến tới y học chính xác trong điều trị cá thể hóa cho người bệnh, thúc đẩy y học dự phòng xã hội, những gì GeneStory đang làm sẽ mang lại giá trị vô cùng lớn cho người dân Việt Nam. Phóng viên Báo Nhân Dân có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đức Long, Tổng Giám đốc kiêm đồng sáng lập Công ty cổ phần GeneStory về những ứng dụng lâm sàng đặc biệt ý nghĩa này.
Hiện trên thế giới chưa có tập đoàn nào chiếm lĩnh thị trường trong ứng dụng AI lĩnh vực y tế. Chúng tôi nghĩ đó là cơ hội để đưa công nghệ này từ Việt Nam ra thế giới. Mục tiêu trước hết của chúng tôi là bao phủ cả thị trường Đông Nam Á gần 1 tỷ người”, CEO VinBrain Trương Quốc Hùng bày tỏ tham vọng.
Rút ngắn khoảng cách về ứng dụng AI trong nội soi tiêu hóa so với thế giới, PGS, TS Đào Việt Hằng cùng cộng sự đang tiến hành 2 dự án song song tiếp cận xây dựng các thuật toán AI từ bộ cơ sở dữ liệu của Việt Nam, do các chuyên gia nội soi Việt Nam gán nhãn và các chuyên gia công nghệ thông tin xây dựng. Việc ứng dụng AI trong nội soi tiêu hóa tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ mang đến những kết quả đột phá.
Chiều 23/2, Đài Tiếng nói nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức lễ trao Giải thưởng “Thành tựu Y khoa Việt Nam” năm 2022.
Thu hút, huy động sự đóng góp của các cá nhân, tổ chức để có được nhiều trang thiết bị hiện đại, phát triển kỹ thuật mới nhằm tập trung nguồn lực cho mục tiêu nâng cao năng lực khám, chữa bệnh là thành quả đáng ghi nhận của chủ trương xã hội hóa hệ thống y tế trong những năm qua. Tuy nhiên, việc thiếu minh bạch trong tài sản công-tư và tự chủ tài chính tại các bệnh viện công, cùng sự quan tâm chưa đúng mức các giải pháp tạo cơ chế đột phá mở rộng khu vực y tế tư nhân, đang làm ảnh hưởng đến ý nghĩa và hiệu quả của chính sách này, gây nên nhiều hệ lụy cho công tác chăm sóc sức khỏe toàn dân, nhất là người nghèo.
Đại dịch Covid-19 là cơn bão táp, ở đó, những nữ chiến binh khoác áo blouse trắng đã hy sinh, lặng thầm cống hiến, trở thành những “cây lau bằng thép” trên tuyến đầu bảo vệ sức khỏe nhân dân. Đi qua những ngày tháng gian khó, sự dấn thân và lửa nghề của họ đã lay động hàng triệu trái tim.
Việt Nam đã đi đúng hướng trong thích ứng linh hoạt, an toàn với đại dịch Covid-19 kể từ cuối tháng 10/2021. Nâng cao khả năng ứng phó với dịch bệnh của hệ thống y tế năm 2022 là điều quan trọng trong giai đoạn này, để ngành y tế có nền tảng, đáp ứng tốt hơn trước bất kỳ đại dịch nào xuất hiện tới đây.
Năm 2021, ngành y tế phải “gồng mình” đối phó với tác động khốc liệt của đại dịch Covid-19 lên cả hệ thống y tế dự phòng và điều trị. Đây là một năm đặc biệt khi ngành y tế có nhiều chiến dịch quy mô, nhiều quyết định thần tốc, nhiều sự thay đổi lớn trong mô hình hoạt động để ứng phó linh loạt với đại dịch.
Dù còn nhiều điều tiếc nuối vì những lúng túng, bị động ban đầu khiến ngành y tế chưa thể cứu hết được người bệnh nhiễm Covid-19, PGS, TS Nguyễn Trường Sơn – “tư lệnh” của ngành y tế tại cuộc chiến chống dịch ở TP Hồ Chí Minh vẫn đánh giá những tín hiệu khả quan của TP Hồ Chí Minh hiện nay đó chính là thành quả của sự chung sức, xả thân của đội ngũ áo trắng và sự đồng lòng của người dân.
Đại dịch Covid-19 là thách thức, phép thử cho những đổi mới, sáng tạo trên mặt trận khoa học công nghệ, y tế, chiến lược chống dịch. Nhiều quyết sách, sáng kiến, dám làm, dám chịu trách nhiệm từ cơ sở đã góp phần chặn đà lây lan của dịch bệnh, điều trị tốt cho người dân, duy trì hoạt động kinh tế.
Những nữ cán bộ, nhân viên y tế đã lặng lẽ cất giấu những đau thương “dồn nén bằng cả đời người” để trên mặt trận điều trị, chỉ còn thấy ở họ sự bản lĩnh, can trường. Đại dịch đã biến họ thành những “người hùng”, lăn xả vào tâm dịch và tận hiến không biết mệt mỏi.
Những phụ nữ chân yếu tay mềm nhưng quán xuyến tất cả công việc liên quan đến phòng chống dịch và hỗ trợ dân ở địa phương. Họ là những Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Chủ tịch Ủy ban MTTQ phường 11, quận 5, TP Hồ Chí Minh.
Trước sự tấn công của virus corona chủng mới, Việt Nam một lần nữa chứng minh được năng lực dự phòng và điều trị. Một năm qua, khi thế giới còn đang quay cuồng đối phó với Covid-19, Việt Nam đã đối phó với đại dịch thành công. Trong đó, ngành y tế đã đóng vai trò quan trọng là tuyến đầu trong công cuộc này.
NDĐT – Việt Nam tiếp tục có những bước đột phá trong ngành ghép tạng, mang lại cơ hội sống mới cho người bệnh. Năm 2019, Việt Nam cũng đã chinh phục kỹ thuật cao nhất trong lĩnh vực sản khoa là can thiệp bào thai, cứu sống các bào thai mang bệnh lý.
NDĐT - Năm 2018 chứng kiến những đột phá lần đầu tiên trong kỹ thuật ghép đa tạng - ghép phổi, kỹ thuật phẫu thuật nội soi một lỗ, kỹ thuật miễn dịch điều trị ung thư, ghi dấu thành tựu mới cho y tế Việt Nam. Tuy vậy, năm 2018 cũng có những điểm nóng gây xôn xao dư luận. Hãy cùng nhìn lại ngành y tế Việt Nam năm 2018.
NDĐT - 2017 là năm của nhiều thành tựu trong lĩnh vực y tế. Nhiều kỹ thuật mới lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam; nhiều xử trí kịp thời bằng tài năng và y đức của đội ngũ y, bác sĩ đã mang lại sự sống kỳ diệu cho người bệnh.... Nhưng 2017 cũng là năm chứng kiến nhiều biến cố và tai nạn y khoa được coi là hiếm hoi trong ngành y tế.