Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 55/CĐ-TTg về việc tăng cường phối hợp, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân liên quan sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả, thực phẩm chữa bệnh giả.
Bản tin cập nhật những vấn đề thời sự nổi bật: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; Hà Nội thông qua nghị quyết thành lập 126 xã, phường mới; Yêu cầu báo cáo Chính phủ giải pháp ngăn ngừa thuốc giả trước 5/5; Bộ Y tế hướng dẫn xử lý tình huống khẩn cấp khi đi xem diễu binh, diễu hành; Iran nêu điều kiện không thể nhượng bộ trong đàm phán với Mỹ
Sau hàng loạt các vụ sữa giả, thuốc giả bị phát hiện, nhiều người dân hoang mang, lo lắng, không biết mình có uống nhầm những loại sản phẩm giả này hay không. Bên cạnh đó, nếu đã lỡ uống nhầm sữa giả, thuốc giả, thì cần làm gì để bảo vệ sức khỏe, tránh được các tác hại không mong muốn.
Tình trạng thuốc giả, thuốc kém chất lượng vẫn xuất hiện trên thị trường với tần suất thường xuyên và quy mô ngày càng lớn. Điều đó cho thấy công tác kiểm soát chất lượng thuốc nói chung và ngăn chặn thuốc giả nói riêng cần phải được thực hiện thường xuyên, cần sự vào cuộc của nhiều lực lượng liên quan.
Văn phòng Chính phủ có văn bản số 3700/VPCP-KGVX ngày 28/4/2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long về xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả.
Cục quản lý dược, Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cảnh báo thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường.
Để bảo đảm công tác khám bệnh, chữa bệnh tuân thủ nghiêm các quy định pháp luật, chuyên môn y tế và bảo đảm quyền lợi, sự an toàn của người bệnh, Bộ Y tế đề nghị các cơ sở y tế tuân thủ nghiêm các quy định pháp luật trong khám bệnh, chữa bệnh.
Ngày 18/4, ngành Y tế tỉnh Thanh Hóa cho biết: Các loại thuốc giả không xâm nhập hệ thống các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh và chuyển tải thông điệp tới bệnh nhân, nhân dân nên mua, sử dụng thuốc theo đơn kê, hướng dẫn của bác sĩ.
Ngày 18/4, Bộ Công thương có công điện hỏa tốc gửi Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, Ủy ban nhân dân, Sở Công thương các địa phương về việc tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, kiểm soát thị trường, đặc biệt với các sản phẩm sữa, thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Trao đổi thông tin bên lề Hội nghị Câu lạc bộ Giám đốc bệnh viện phía bắc, PGS.TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết nguy cơ thuốc giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe và thực phẩm chức năng len lỏi vào hệ thống bệnh viện là hoàn toàn có. Do vậy, các bệnh viện phải siết chặt quản lý, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người bệnh.
Ông Tạ Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) khuyến cáo, để tránh mua phải thuốc giả, người dân chỉ mua thuốc tại các cửa hàng thuốc được cấp phép, có uy tín và địa chỉ rõ ràng.
Hành vi sản xuất, buôn bán thuốc giả là vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng, trực tiếp xâm hại đến sức khỏe cộng đồng, gây bất ổn xã hội và làm suy giảm niềm tin vào hệ thống y tế. Vụ việc Công an tỉnh Thanh Hóa vừa triệt phá đường dây sản xuất, tiêu thụ hàng chục nghìn hộp thuốc tân dược giả lưu hành trên phạm vi toàn quốc tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự liều lĩnh, coi thường pháp luật, chà đạp đạo lý của các đối tượng trục lợi trên sinh mạng con người.
Chiều 17/4, Bộ Y tế thông tin về vụ việc Công an tỉnh Thanh Hóa phát hiện 21 loại thuốc giả, bắt giữ 14 đối tượng trong đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả. Bộ Y tế đã yêu cầu Sở Y tế Thanh Hóa phối hợp với cơ quan công an để điều tra và thu hồi các loại thuốc giả đã phát hiện.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 17/4/2025 về xử lý vụ việc sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Công điện gửi các Bộ trưởng: Công an, Y tế, Công thương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Trao đổi với đại diện các cơ quan báo chí chiều 17/4, Tiến sĩ Tạ Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cho biết, các loại thuốc giả vừa bị Công an Thanh Hóa phát hiện chủ yếu được bán trên mạng, chưa phát hiện có tại các cơ sở khám, chữa bệnh.
Vừa qua, Công an tỉnh Thanh Hóa khởi tố, tạm giam Nguyễn Tiến Đạt (34 tuổi, Hà Nội), Trịnh Doãn Giáo (40 tuổi, TP HCM) cùng 12 nghi can trong đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả quy mô lớn.
Theo Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, trong số 21 loại thuốc tân dược giả bị bắt tại Thanh Hóa, có 4 loại là giả các thuốc đã được cấp phép lưu hành; các loại còn lại là sản phẩm do các đối tượng tự đặt tên không có các sản phẩm thuốc nào tương tự đã được Bộ Y tế cấp giấy đăng ký lưu hành.
Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Cao áp Việt-Nga, Bộ Quốc phòng cảnh báo, nếu bạn vô tình sử dụng loại thuốc nằm trong danh sách thuốc giả, điều quan trọng nhất là giữ bình tĩnh và hành động kịp thời.
Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga, Bộ Quốc phòng nhấn mạnh, việc sản xuất thuốc giả không chỉ là hành vi gian lận thương mại, mà còn là mối đe dọa trực tiếp đến sinh mạng con người, tạo áp lực cho hệ thống y tế, bóp nghẹt ngành dược phẩm chân chính và làm xói mòn niềm tin vào hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe.
Tình trạng thuốc giả, kém chất lượng đang được rao bán tràn lan trên mạng xã hội đã trở thành một vấn nạn đáng báo động, gây mất trật tự xã hội và lo lắng cho người tiêu dùng.
Thứ trưởng Công an Nguyễn Ngọc Lâm vừa có Thư khen, gửi lãnh đạo Công an tỉnh và Công an thành phố Thanh Hóa về thành tích triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh quy mô lớn trên phạm vi toàn quốc.
Ngày 2/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam bị can Vương Mạnh Giác, 46 tuổi, thường trú tại phường Trung Kiên, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ về hành vi “Sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc bảo vệ thực vật”.
Sáng 6/5, lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Bình Dương cho biết, liên quan cảnh báo từ Cục Quản lý dược Bộ Y tế về vụ phát hiện thuốc Molnupiravir giả ở Thụy Sĩ ghi “sản xuất tại Bình Dương”, cơ quan chức năng của Bộ và Sở Y tế tỉnh Bình Dương đang tiến hành kiểm tra, làm rõ.
Ngày 25/8, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hồ Chí Minh cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt giam đối với Nguyễn Đức Thuận (SN 1975, ngụ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), Dương Quốc Chính (SN 1960, ngụ quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh) và Nguyễn Thị Kim Tuyến (SN 1971, ngụ quận 11, TP Hồ Chí Minh) về tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, phòng bệnh”.
Ngày 21/8, Phòng Cảnh sát kinh tế (PC03), Công an TP Hồ Chí Minh, cho biết vừa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược và thuốc điều trị Covid-19 giả, thu giữ số lượng lớn trước khi các đối tượng tuồn ra thị trường.
Ai sở hữu điện thoại thông minh chắc hẳn đã nghe hay thấy những câu: “Ba đời nhà tôi chữa bệnh…, ai bị đau xương khớp gọi ngay cho tôi số điện thoại…, tôi cam kết chữa khỏi 100%...”… Những cụm từ này, những âm thanh này đang là một thực trạng lừa đảo thương mại trên các trang mạng xã hội, các kênh thông tin truyền thông, các ứng dụng xem video, giải trí.